Ngày nay, việc sử dụng các loại kính áp tròng đã trở nên gần gũi và quan trọng đối với mọi người. Kính áp tròng được phân chia thành nhiều loại khác nhau dựa theo chất liệu, thời gian sử dụng và công dụng của kính. Để tìm hiểu về các loại kính áp tròng hiện có trên thị trường hãy cùng Như Contact Lens tham khảo qua bài viết dưới đây.
Kính áp tròng theo chất liệu
Hiện nay về mặt chất liệu, kính áp tròng có thể được phân làm 4 loại khác nhau đó là: kính áp tròng cứng, kính áp tròng mềm, kính áp tròng thẩm thấu và kính áp tròng giãn tròng. Tùy vào từng loại chất liệu chính khác nhau mà sản phẩm sẽ mang đến cho người dùng từng trải nghiệm khác nhau, cùng điểm qua chi tiết 4 loại này nhé.
Kính áp tròng cứng
Kính áp tròng cứng là loại kính áp tròng có khuôn cứng và cố định hình dạng. Đối với dòng sản phẩm này, thì nó sẽ có thời gian sử dụng lâu dài từ 3 đến 6 tháng. Loại kính áp tròng cứng này thường không được mọi người sử dụng phổ biến với một số lý do như: Hình dạng kính cố định và cứng nên khi mang vào không thể thay đổi theo hình dạng mắt, điều này có thể dẫn đến cảm giác cộm và đau ở mắt, khiến người dùng không thoải mái. Kính áp tròng cứng khá dễ vỡ khi gặp tác động mạnh, gây nguy hiểm cho mắt. Khó sử dụng hơn các loại kính áp tròng thường. Loại kính này chỉ thường được sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ, đối với một số trường hợp mắt bị khúc xạ nặng.

Kính áp tròng mềm
Kính áp tròng mềm hay còn gọi là kính áp tròng tiếp xúc mềm, kính áp tròng thấm nước,… là một trong các loại kính áp tròng phổ biến hiện nay. Với cấu tạo chủ yếu từ 40-80% là nước giúp cho tính chất kính mềm và ôm trọn mắt nhẹ nhàng, mang lại cảm giác thoải mái cho người đeo. Đây cũng có thể được xem như “phụ kiện trang điểm” cho đôi mắt thêm lung linh, to tròn nếu sử dụng loại kính áp tròng không độ. Điểm cộng của loại kính áp tròng mềm là có khả năng lưu thông khí và giữ ẩm cho mắt, giúp mắt đỡ khô.
Tuy nhiên, trong việc điều trị khúc xạ mắt thì kính áp tròng mềm không mang lại hiệu quả tốt như loại cứng. Thời gian sử dụng của kính áp tròng mềm cũng ít hơn loại cứng rất nhiều.

Kính áp tròng thẩm thấu
Kính áp tròng thẩm thấu là loại kính áp tròng được ưa chuộng nhất hiện nay. Được nghiên cứu và cải tiến sau này, kính áp tròng thẩm thấu đã đa phần khắc phục được nhược điểm của những loại kính áp tròng truyền thống. Kính áp tròng thẩm thấu mang lại cảm giác nhẹ nhàng và thoải mái cho mắt. Chức năng thẩm thấu oxygen và tái tạo độ ẩm cho mắt, giúp mắt đỡ mỏi và khô hơn so với những dòng cũ. Thời gian sử dụng của loại kính áp tròng thẩm thấu này cũng được cải tiến lâu hơn. Có thể mang 24h/ngày cho các hoạt động thể thao, đi học, hoặc nhân viên văn phòng tiếp xúc thời gian dài với màn hình máy tính.

Kính giãn tròng
Kính giãn tròng là loại kính có công dụng giúp tăng kích thước tròng đen mắt bình thường, làm cho mắt to hơn. Với những đường viền bao quanh tròng mắt, kính giãn tròng tạo cho mắt có thêm chiều sâu và cuốn hút. Có 3 loại kính giãn tròng chính đó là:
– Kính giãn tròng nhẹ: chỉ số độ giãn tròng D.I.A từ 14,2mm
– Kính giãn tròng vừa: chỉ số độ giãn tròng D.I.A từ 14,5mm
– Kính giãn tròng lớn: chỉ số độ giãn tròng D.I.A từ 15,0mm

Xem thêm: Top 8 loại nước ngâm kính áp tròng tốt nhất hiện nay
Phân loại kính áp tròng theo thời gian sử dụng
Các loại kính áp tròng phân biệt theo thời gian sử dụng cũng được chia làm 4 loại chính đó là: kính áp tròng sử dụng 1 ngày, kính áp tròng sử dụng 1 tháng, kính áp tròng sử dụng 3 tháng và kính áp tròng sử dụng 6 tháng.
Việc phân loại kính áp tròng theo thời gian giúp cho việc chọn lựa kính áp tròng dễ dàng hơn đối với mục đích sử dụng của từng người. Bạn có thể tham khảo qua 4 loại kính áp tròng dưới đây để thuận tiện cho việc chọn lựa nhé.
Kính áp tròng 1 ngày
Kính áp tròng 1 ngày có cấu tạo khá mỏng và thời gian sử dụng thấp. Phù hợp với những người không thường xuyên đeo kính áp tròng, chỉ sử dụng vào một số dịp đặc biệt như dự tiệc, chụp hình cưới,… Kính áp tròng 1 ngày có một số ưu điểm như: Sử dụng đơn giản, có thể chỉ dùng 1 lần rồi bỏ nên không cần quan tâm và tốn thêm chi phí để mua các vật dùng bảo quản; Không cần sử dụng các loại hóa chất ngâm kính, độ an toàn cho mắt cao; Tiết kiệm chi phí khi sử dụng, sử dụng dùng một lần không phát sinh chi phí nào khác.
Xem ngay các mẫu lens 1 ngày siêu đẹp tại Như Contact Lens

Kính áp tròng 1 tháng
Kính áp tròng 1 tháng là loại kính có hạn sử dụng 1 tháng kể từ ngày mở hộp. Bạn có thể sử dụng kính 24h mỗi ngày, nhưng bạn chỉ nên từ 8 giờ mỗi ngày đối với bất kỳ loại kính nào và nên tháo ra khi ngủ. Đối với kính áp tròng 1 tháng, thì cho dù bạn đã đeo đủ 30 lần trong một tháng hay chưa cũng nên bỏ đi sau 30 ngày kể từ khi mở hộp. Kính áp tròng 1 tháng có một số tiện lợi như: Thời gian 1 tháng tốt nhất cho sản phẩm kính áp tròng, được bác sĩ tư vấn khuyên dùng; Dễ dàng thay đổi lựa chọn hằng ngày theo sở thích.

Kính áp tròng 3 tháng
Kính áp tròng 3 tháng là loại kính áp tròng có hạn sử dụng 3 tháng kể từ ngày mở hộp. Đây là loại kính được ưa chuộng bởi vì tuổi thọ lâu. Có thể tái sử dụng liên tục trong vòng 3 tháng, giúp tiết kiệm chi phí thay kính. Khi sử dụng bạn nên lưu ý một số điều sau: Khi mới sử dụng kính áp tròng 3 tháng, có thể mang từ 4 – 6 tiếng mỗi ngày, và sau đó tăng dần 2 tiếng mỗi ngày kể từ lúc quen mắt; Vì thời gian sử dụng lâu, nên sử dụng loại kính áp tròng 3 tháng với hàm lượng ngậm nước 38% và thường xuyên bổ sung độ ẩm cho mắt bằng các dung dịch chuyên dụng như nước mắt nhân tạo, hoặc nước nhỏ mắt dành cho kính áp tròng; Nên bảo quản kính áp tròng 3 tháng thật cẩn thận, vệ sinh kính theo định kỳ và sau khi đeo, tránh làm nhiễm khuẩn kính.

Kính áp tròng 6 tháng
Kính áp tròng 6 tháng, hay cao hơn là 1 năm, là loại kính áp tròng có thời hạn sử dụng lâu nhất. Với thời gian sử dụng kéo dài nên kính áp tròng 6 tháng có thể phát sinh 1 số vấn đề như: Sử dụng lâu ngày dễ hút và tụ chất bẩn khó tẩy rửa dù ngâm trong dung dịch qua đêm; Sử dụng càng lâu khả năng thẩm thấu oxygen càng giảm, gây khô rát mắt và mỏi mắt; Tiếp xúc nhiều với nước ngâm kính và các chất bảo quản; Mỗi lần sử dụng phải thực hiện kỹ quy trình sử dụng và bảo quản, nếu không kính sẽ nhiễm khuẩn và gây hại cho mắt.

Phân loại kính áp tròng theo công dụng
Bên cạnh các loại kính áp tròng phân loại theo chất liệu và thời gian sử dụng, các loại kính áp tròng phân loại theo công dụng cũng được phân theo 4 loại đó là: Kính áp tròng cận thị, kính áp tròng loạn thị, kính áp tròng viễn thị và kính áp tròng thời trang.
Với từng mục đích sử dụng khác nhau mà kính áp tròng được phân chia theo 4 loại công dụng khác nhau. Bạn có thể dựa vào 4 loại này để lựa chọn kính áp tròng đúng với mục đích của mình nhé.
Kính áp tròng cận thị
Kính áp tròng cận thị giúp khắc phục triệu chứng cận thị ở mắt, giúp cải thiện tầm nhìn tốt nhất. Đem lại sự thoải mái khi tham gia các hoạt động và tăng tính thẩm mỹ hơn so với các loại kính gọng bình thường. Kính áp tròng cận thị gồm hai loại là kính áp tròng cứng và mềm. Kính áp tròng cứng có ưu điểm là khả năng trao đổi khí cao, tuổi thọ lâu dài.Trong khi đó, kính áp tròng loại mềm có ưu điểm là dễ đeo hơn và giúp bạn có nhiều sự lựa chọn.
Mẹo chọn độ kính áp tròng cận thị như sau:
- Nếu độ cận của bạn nhỏ hơn 3 diop: bạn có thể giữ nguyên độ cận của kính áp tròng cận thị.
- Nếu độ cận của bạn từ 3,25-5 diop: khi lựa chọn kính áp tròng bạn hãy giảm 0.25 diop cho kính áp tròng. Ví dụ như bạn đang cận 3,5 diop thì hãy chọn kính áp tròng cận thị 3,25 diop.
- Nếu độ cận của bạn từ 5,25-7 diop: khi lựa chọn kính áp tròng bạn hãy giảm 0,50 diop cho kính áp tròng.
- Nếu độ cận của bạn từ 7,25-8,50 diop: khi lựa chọn kính áp tròng bạn hãy giảm 0.75 diop cho kính áp tròng.
Xem ngay các mẫu sản phẩm lens cận đủ loại tại Như Contact Lens

Hiện nay, trên thị trường còn có loại kính áp tròng đeo qua đêm để chữa trị cận thị. Đây là loại kính áp tròng được đeo vào ban đêm khi ngủ để chữa trị cận thị cho người sử dụng, bạn có thể tìm hiểu thêm tại đây: “kính áp tròng chữa cận thị”
Kính áp tròng loạn thị
Nếu bạn đang phân vân không biết loạn thị có thể mang kính áp tròng được không thì kính áp tròng loạn thị chính là câu trả lời cho bạn. Tuy nhiên, không giống như trường hợp cận thị, người loạn thị chỉ có thể sử dụng duy nhất một loại kính áp tròng mềm gọi là toric, chúng có thể uốn cong ánh sáng theo một hướng giúp bảo vệ mắt.
Đối với loạn thị, việc lựa chọn kính áp tròng cực kỳ phức tạp vì mỗi người đều mang một độ loạn thị khác nhau. Chính vì thế, cấu tạo của kính áp tròng loạn thị cũng trở nên phức tạp hơn và giá thành dĩ nhiên cũng sẽ cao hơn loại kính áp tròng thông thường.
Một lưu ý nho nhỏ đó là đối với trường hợp loạn thị có độ loạn dưới 2,0 diop, bạn vẫn có thể sử dụng kính áp tròng với độ cận bình thường. Nhưng bạn chỉ nên sử dụng tạm thời trong thời gian ngắn, và thị lực cũng chỉ đảm bảo ở mức độ khoảng 80%.

Kính áp tròng viễn thị
Viễn thị là một triệu chứng thường gặp ở người cao tuổi và một phần nhỏ ở các bạn trẻ. Khi sử dụng kính áp tròng loạn thị ở những người cao tuổi, bạn nên lưu ý một số điều như:- Nên sử dụng sau khi tham khảo ý kiến của bác sĩ; Không nên dùng kính áp tròng viễn thị trong thời gian dài đối với người cao tuổi; Thường xuyên nhỏ mắt bằng dung dịch chuyên dụng để giữ ẩm cho mắt; Không sử dụng khi đang gặp một số vấn đề về sức khỏe, đặc biệt là ở mắt; Trong quá trình sử dụng kính áp tròng viễn thị, nếu người già có bất kỳ cảm giác khó chịu nào ở mắt hãy lập tức ngừng sử dụng.

Kính áp tròng thời trang
Kính áp tròng thời trang một trong các loại kính áp tròng được ưa chuộng nhất ngày nay. Kính áp tròng thời trang tô điểm thêm cho đôi mắt bạn một sức hút mãnh liệt, tạo nên sự khác biệt đối với những người xung quanh. Một số ưu điểm của kính áp tròng thời trang như: Giúp thay đổi màu tự nhiên của mắt, với nhiều màu sắc, kiểu dáng và hoa văn phong phú; Giúp giãn tròng, tạo cảm giác đôi mắt to hơn và có chiều sâu; Loại bỏ những vướng víu mà kính gọng thông thường hay gặp phải, nhất là trong các hoạt động thể thao; Kính áp tròng thời trang cũng đồng thời giải quyết các vấn đề về khúc xạ mắt.
Xem ngay bộ sưu tập các màu lens đẹp nhất 2021

Xem ngay bài viết cách chọn kính áp tròng phù hợp nhất cho bạn
Hy vọng với các kiến thức về các loại kính áp tròng trên sẽ giúp bạn có được cái nhìn tổng quan